Wednesday, March 30, 2016

Lễ hội Đền Hùng 2016

Lễ hội Đền Hùng năm 2016 do UBND tỉnh Phú Thọ phụ trách sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày ( 12/04 – 16/04) tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì cùng các xã, phường lân cận. Bên cạnh đó, lễ hội năm nay sẽ có sự tham gia của 3 tỉnh bao gồm Hưng Yên, Bình Thuận, Cà Mau.

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Phú Thọ đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày hội để lễ hội Đền Hùng trở thành lễ hội chuẩn mực của Việt Nam. Chính vì vậy, UBND tỉnh Phú Thọ đã thành lập ban tổ chức, trong đó có các tiểu ban, đội kiểm tra liên ngành, giám sát công tác tổ chức, các địa điểm kinh doanh khác nhau.


Lễ hội Đền Hùng năm Bính Thân sẽ bao gồm: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, dâng hương Tổ mẫu Âu Cơ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương, rước kiệu về Đền Hùng của các xã, phường, thị trấn vùng ven di tích, dâng hương tại các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ...

Riêng phần hội sẽ được tổ chức với nhiều nội dung, tâm điểm của Hội chợ Du lịch Tây Bắc mở rộng năm 2016; trưng bày mẫu pháp thảo tượng đài Hùng Vương cùng với di tích lịch sử  Đền Hùng để xin ý kiến đóng góp của nhân dân; quảng bá du lịch cho Phú Thọ cùng với đó là hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giày của tỉnh Phú Thọ.


Trong số các hoạt động tại TP Việt Trì, đáng chú ý nhất là: trưng bày hiện vật, tư liệu về di sản văn hoá phi vật thể “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và “Hát Xoan Phú Thọ”; trình diễn, diễu hành trên đường Trần Phú và biểu diễn nghệ thuật tại sân khấu trống đồng; bắn pháo hoa tầm cao; Hội chợ Hùng vương 2016...

Friday, March 25, 2016

Không gian Tây Nguyên tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Vào ngày 25/03 đến ngày 27/03/2016 tại làng văn hóa – du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động với chủ đề “Tháng 3 – mùa con ong đi lấy mật – Tây Nguyên đại ngàn”

Sự kiện được tổ chức nhằm giới thiệu nhiều nét văn hóa, phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc tại Tây Nguyên ở “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc anh em của Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu các dân tộc từ đó thu hút khách du lịch đến từ khắp mọi nơi. Ngoài ra sự kiện được tổ chức cũng chính là hình thành điểm đến làng văn hóa – du lịch các dân tốc Việt Nam. Tại sự kiện sẽ có sự tham gia của trên 135 đồng bào dân tộc của 8 dân tộc đến từ 7 tỉnh thành khác nhau.


Tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú, đậm chất Tây Nguyên. Đó là: Ngày văn hóa “Tây Nguyên đại ngàn”; Chương trình đạp xe “Vì tình yêu Tây Nguyên”; diễn tấu cồng chiêng Tây Nguyên; ngày hội bắn nỏ; Trưng bày, giới thiệu những sản phẩm được chế tác từ núi rừng Tây Nguyên, những người giữ lửa Tây Nguyên; lễ hội, tri thức dân gian; dân ca, dân vũ và trò chơi dân gian… du khách có thể trải nghiệm một không gian Tây Nguyên đại ngàn hũng vĩ vừa gần gũi, vừa xa xôi.

Bên cạnh đó, nhằm góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch, hình thành điểm đến Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, 30 đồng bào của 4 dân tộc: Thái (Nghệ An), Mường (Hoà Bình), Giẻ Triêng (Kon Tum), Ê đê (Đắk Lắk) sẽ tổ chức các hoạt động hàng ngày tại Khu các làng dân tộc, giới thiệu tri thức dân gian, ẩm thực, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc.

Wednesday, March 23, 2016

Lần đầu tiên diễn ra Festival văn hóa tơ lụa Việt Nam – châu Á

Festival văn hóa tơ lụa Việt Nam – Châu Á năm 2016 chính thức được tổ chức ở Hội An vào ngày 28/03 và 29/03 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Đến thời điểm hiện tại đã có tới 7 làng nghề tiêu biểu tham gia, 6 quốc gia trong khu vực sẽ cùng tham gia Festival lần này. Làng lụa của Hội An là đại diện duy nhất của Việt Nam vừa ngay trỏ thành thành viên snags lập của hiệp hội tơ lụa quốc tế và tơ lụa châu Á sẽ là nơi đăng cai tổ chức Festival này.


Cùng với chủ đề “Đưa tơ lụa trở lại đời sống hiện đại” Festival sẽ được tổ chức theo từng chủ đề tại làng lụa Hội An. Cụ thể chủ đề Khôi phục nét văn hóa truyền thống của lụa Việt với các hoạt động như: Lễ hội dâng hương Bà Chúa tơ tằm xứ Quảng; giới thiệu và trình diễn kỹ thuật dệt truyền thống của các làng nghề Tân Châu với sản phẩm Mỹ Á một thời nổi tiếng; kỹ thuật dệt hoa văn cổ đám cưới của người Chăm; dệt thổ cẩm dân tộc Cơ Tu; lụa tơ tằm thiên nhiên làng nghề miền Bắc tại tỉnh Bắc Giang.


Tất cả các tiết mục sẽ được phối hợp cùng với nghệ nhân các làng nghề, trình diễn, hình ảnh và sản phẩm thật. Trưng bày sản phẩm hiện đại của bảy làng dệt tiêu biểu Việt Nam như Nha Xá, Vạn Phúc, Mã Châu, Tân Châu… Đưa khách tham quan quy trình ươm tơ dệt lụa của Làng lụa Hội An. Phiên chợ ẩm thực “Hồn quê” sẽ đưa khách trở về với không gian phiên chợ làng dệt, những món ăn dân dã cổ truyền.

Tuesday, March 15, 2016

Sự kiện tuần du lịch – văn hóa Lai Châu 2016

Tuần du lịch – văn hóa Lai Châu năm 2016 được tỉnh Lai Châu đứng ra tổ chức diễn ra vào khoảng thời gian từ ngày 29/04 cho đến ngày 02/05/2016 với nhiều hoạt động đặc sắc và thu hút đông đảo người dân tới tham gia.

Trong tuần du lịch này – văn hóa này tỉnh Lai Châu sẽ giới thiệu và quảng bá tới khách du lịch quần thể hang động Pusamcap, bản du lịch San Thàng, bản du lịch cộng đồng Sin Súi Hồ cùng với núi đá Ô. Bên cạnh đó là lễ hội âm nhạc trong lòng hang động Pusamcap và một số món ăn mang đậm hương vị của dân tộc, của địa phương.


Ngoài ra tại tuần lễ du lịch – văn hóa Lai Châu còn tái hiện và trình diễn lại trích đoạn của lễ hội Tủ Cải của người Dao đầu bằng, nghi lễ cúng cầu mùa màng của dân tộc Giáy, cùng với lễ đón dâu nằm trong lễ cưới của người Dao Khâu, nghi thức ăn hỏi trong lễ cưới của dân tộc Mảng,…


Tuần Du lịch- Văn hóa Lai Châu là dịp để các doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu, phát triển thị trường du lịch tại Lai Châu, đưa Lai Châu trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Monday, March 14, 2016

Lễ hội làng Diềm Bắc Ninh

Vào ngày 14/03, chính quyền và nhân dân xã Hòa Long thuộc thành phố Bắc Ninh đã tổ chức đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Và hàng năm cứ vào ngày 6 tháng 2 âm lịch, làng Viêm Xá lại tiếp tục mở hội để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn của dân làng tới đức Vua Bà – Thủy tổ dân ca quan họ Bắc Ninh.


Theo tục lệ, nhân dân trong làng sẽ chuẩn bị lễ vật từ ngày 5 tháng 02 âm lịch. Mở đầu lễ hội là nghi lễ mở cửa đền, các cụ cao niên trong làng làm lễ để bao sái đồ thờ, bày lễ hương hoa, làm lễ dâng hương.

Vào chiều ngày mùng 5, ông quan đám mang lễ vật để làm lễ nhập tịch. Sau đó vào ngày 6, dân làng sẽ làm lễ tế thần, tiếp đó là rước ngại thờ, bài vị vua Bà và các đồ thờ cúng quanh làng.

Đi đầu là cờ hội, long đình, xà bâu, bát bửu, cờ ngũ hành. Đoàn giữa khiêng kiệu gồm có cờ tứ linh, cờ miều, cờ thánh, cờ lệnh, gươm trường; tiếp theo đoàn bảo vệ lương thực bao gồm ngựa, gươm, gậy…, các cụ cao niên và sau cùng là người dân.


Bên cạnh các phần nghi lễ trang nghiêm là phần hội, phần hội cũng được diễn ra với nhiều nhiều trò chơi truyền thống như: đấu vật, cướp cầu, đánh đu, bịt mắt bắt dê… song chủ yếu là các hình thức ca hát Quan họ trên sân khấu ngoài trời, hát dưới thuyền trước cửa đình, cửa đền Vua Bà, đền Cùng, hát canh trong các nhà chứa…


Cùng với dân ca Quan họ Bắc Ninh - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Lễ hội làng Diềm được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đã tạo nên một hệ thống giá trị di sản văn hóa phi vật thể góp phần to lớn vào việc bảo tồn và phát triển loại hình văn hóa độc đáo này.

Friday, March 11, 2016

Lễ hội A Riêu Car tại huyện vùng cao A Lưới

Lễ hội A Riêu Car đã được tổ chức vào ngày 10/03 tại trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các dân tộc thuộc huyện A Lưới. Đây là một lễ hội văn hóa truyền thống đậm bản sắc dân tộc cùng các tín ngưỡng linh thiêng của các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Tham gia lễ hội lần này sẽ có sự tham gia của hơn 50 nghệ nhân và các diễn viên đến từ các thôn, các bản để tái hiện nhiều nghi lễ chính như Veel Moot, Pa xaar Tâm moi,…


Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế cho hay “Mục đích của Lễ hội A Riêu Car không chỉ gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa tín ngưỡng của đồng báo các dân tộc mà còn góp phần quảng bá những nét đẹp văn hóa đến với khách du lịch và phát triển nền du lịch của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Bên cạnh đó, thông qua lễ hội, các ban, ngành sẽ phối hợp địa phương đưa ra những định hướng để xây dựng và phát triển văn hóa du lịch huyện A Lưới giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020.


Lễ hội A Riêu Car là thời gian để các dân tộc hội tụ, tăng tinh thần đoàn kết, tăng cường tính cộng đồng và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. A Riêu Car đã trở thành ngày hội lớn nhất để cộng đồng các tộc người Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa Hi cùng các dân tộc anh em khác đang sinh sống trên đại ngàn dãy Trường Sơn hùng vĩ gắn bó bền chặt hơn...

Thursday, March 3, 2016

Lễ hội đua voi Buôn Đôn

Lễ hội đua voi vào năm 2016 là một trong những lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc tại Buôn Đôn. Lễ hội sẽ được diễn ra tại xã Krông Na là nơi quy tụ 18 con voi có sức khỏe tốt nhất trong tỉnh tơi tham dự lễ hội lần này.


Vào ngày 01/03 huyện Buôn Đôn đã công bố chương trình chi tiết của lễ hội văn hóa truyền thống của các dân tộc Buôn Đôn năm 2016. Lễ hội sẽ chính thức được tổ chức từ ngày 12/03 đến ngày 14/03 với nhiều nghi lễ như lễ cúng thần linh, liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đua voi, trình diễn trang phục các dân tộc,…

Thu hút hơn là trong lễ hội sẽ có 18 con voi khỏe mạnh nhất đại diện cho 18 dân tộc an hem cùng đang sinh sống trên địa bàn huyện Buôn Đôn. Đặc biệt thú vị hơn với phần thi đá bóng, thi chạy, thi bơi của các chú voi tinh nghịch này.


Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn được tổ chức định kỳ 2 năm/lần với mục đích quảng bá tiềm năng du lịch của huyện Buôn Đôn nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung nhằm xúc tiến các hoạt động đầu tư trên địa bàn, mỗi kỳ lễ hội thu hút hàng chục nghìn lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới tham dự.